Breaking News

SEO OnPage - Hướng Dẫn Từng Bước Tối Ưu Hoá Một " Page "

" SEO Onpage làm như thế nào mới chuẩn SEO anh ơi ? ".... Câu hỏi của một nhân viên của cô bé nhân viên của em bật ra khỏi cái miệng xinh xinh kia, em mới chợt nhận ra mình chưa bao giờ thực sự hướng dẫn em ấy những kỹ thuật SEO Onpage từ A đến Z.

SEO Onpage check list
Thế nên bây giờ 1h28' sáng dù đã lăn quay mệt mỏi, nhưng vẫn cảm thấy tội lỗi không ngủ được. Nên em quyết tâm ngồi viết nguyên một bài về những đầu việc và hướng dẫn từng bước để tối ưu hoá một page hay một bài viết trong khi triển khai SEO website.

Seo onpage là gì


Định nghĩa SEO Onpage là gì thực sự trong ngành SEO không hẳn ai cũng biết và hiểu hết, điều này đúng thật khi em hỏi một vài người bạn của mình đang làm SEO.
Em : " Anh có hiểu SEO onpage là gì và làm những gì không anh...? " 
Anh : " Ah, SEO Onpage là gì thì anh chịu, nhưng làm thì anh cũng làm như mọi người ta thôi, đầu tiên anh tối ưu title nè, rối mô tả nè, cả tất tật mấy cái có trong SEOquake mà người ta gợi ý đấy, anh làm hết, vậy là xong...."
Vì câu trả lời trên nên em chỉ muốn rõ ràng một chút rằng, dân SEO đang nhầm lẫn các làm việc của hai thuật ngữ seo onpageseo onsite.

SEO Onpage cơ bản được hiểu là tối ưu hoá từng page một trong 1 website bao gồm rất nhiều page khác nhau. Giúp page trong website được tối ưu hoá trở lên thân thiện với bọ tìm kiếm và người dùng hơn.

Để tiếp tục nghiên cứu kĩ càng hơn công việc cần làm khi SEO onpage, mọi người cùng em đọc tiếp đoạn dưới nhé. Lưu ý những công việc dưới đây chỉ nói đến công việc cần làm trong 1 page ạ, chứ không nói là toàn website, nên em sẽ bỏ qua vài thứ như tạo sitemap, robots txt, meta language,....được áp dụng trong onsite ạ.

Seo onpage gồm các công việc :

Dưới đây em sẽ chia sẻ với mọi người 28 danh sách đầu việc mọi người cần tối ưu khi viết một bài chuẩn bị xuất bản, những phần tối ưu onpage này có thể sẽ nhiều hơn nếu em nhớ ra và update thêm ạ, hiện tại em chỉ nhớ bằng này nên mọi người tham khảo và áp dụng nhé.

1. Meta Title :
  • Từ khoá mục tiêu nằm ở đầu tiêu đề
  • Độ dài vừa phải dưới 55 kí tự là ok ạ.
  • Sử dụng những tiền tố hoặc hậu tố của từ khoá phụ thêm vào tiêu đề
2. URL :
  • Nên sử dụng URL ngắn ( không quá 115 kí tự )
  • Có từ khoá mục tiêu trong URL của mọi người
Ví dụ cho URL xấu :
  • Ví dụ 1 : tienanhplus.com/?id=123
  • Ví dụ 2 : tienanhplus.com/28/6/17/category/seo-onpage-lam-the-nao-cho-tot-voi-nguoi-moi-bat-dau-lam-seo
3. Meta Description :
  • Từ khoá mục tiêu nằm ở đầu mô tả
  • Từ khoá mục tiêu lặp lại 2 lần trong đoạn mô tả, lưu ý nên tinh tế thêm những từ phụ vào
  • Độ dài không quá 155 kí tự.
4. Meta keywords :
  • Sử dụng những từ khoá phụ.
  • Tối đa cho 1 page là 5 từ khoá.
5. Tuỳ chỉnh Canonical :
  • Thêm canonical cho chính bài viết của bạn.
  • Hoặc sử dụng canonical để tối ưu giữa trang mobile và trang bình thường trên desktop.
  • Nên dùng canonical khi chuyển sang HTTPS
6. Từ khoá nằm trong 100 word đầu tiên :
  • Từ khoá mục tiêu của mọi người nên xuất hiện trong 100-150 từ đầu tiên trong phần SAPO.
  • Và nên có các từ tiền tố hoặc hậu tố của từ khoá phụ
7. Heading 1 :
  • Thường với mã nguồn mở như wordpress thì người ta thường đưa H1 ( Heading 1 ) nằm ngay trong tiêu đề của bài viết.
  • H1 thường nên chỉ có 1 ( tuy nhiên google cũng có nói mọi người có thể có nhiều H1 )
8. Mutimedia :
  • Có hình ảnh, video nằm trên bài viết giúp người dùng tương tác trên page lâu hơn, giúp tăng time onpage
  • Ngoài ra video làm tăng nhận thức về nội dung mọi người muốn truyền tải.
9. Sử dụng tiêu đề phụ bằng H2, H3,...H6 :
  • Khi nghiên cứu từ khoá những từ khoá phụ mọi người nên dùng nó cho ý tưởng của tiêu đề phụ ( sử dụng 5W+1H ở đây là hợp lý ).
  • H2, H3,...H6 có thể có nhiều, tuy nhiên phải có tối thiểu từ 2 trở lên.
10. Mật độ từ khoá :
  • Mật độ từ khoá chính 3 - 5%
  • Rải từ khoá chia đều trong từng đoạn văn ( tính số lần lặp lại ngay từ đầu )
  • Với từ khoá dài hơn 5 word, phải tính toán số từ tương ứng với 1%
11. Từ khoá LSI nằm rải rác trong bài :
  • Từ khóa LSI là từ khoá đồng nghĩa mà Google sử dụng để xác định mức độ liên quan của trang
  • Ngay từ đầu khi nhóm từ khoá , phải lọc những từ khoá phụ để sắp xếp rải rác trong bài viết giúp Google bot học nội dung và nhận diện.
12. Tối ưu hoá hình ảnh :
  • Tên file ảnh nên để dạng on-page-seo.png : có từ khoá cần seo và ngắn gọn
  • Có Alt ảnh bao gồm từ khoá mục tiêu cần seo.
  • Có chú thích dưới ảnh mô tả rõ ràng nội dung ảnh muốn truyền tải ( ghi nguồn ảnh nếu có )
  • Dung lượng ảnh cần nhẹ để tăng tốc độ load page ( nếu website thương mại điện từ nên làm server ảnh riêng )
  • Hình ảnh rõ nét
  • Hình ảnh đặt giữa đoạn văn, không đặt sát Heading.
13. Có link nội bộ trong bài viết
  • Giống như wiki, link nội bộ ở đây không giới hạn số lượng
  • Đặt đúng ngữ cảnh
14. Có outbound link trong bài viết :
  • Liên kết ra ngoài về những nguồn uy tín để kiểm chứng thông tin
  • Link để nofollow
15. Độ dài của bài viết :
  • Theo nguyên tắc, mọi người nên đảm bảo rằng tất cả các bài của mọi người đều có hơn 1000 từ về nội dung hữu ích.
  • Nội dung chính cần SEO nên lớn hơn 2000 từ, nó giúp xếp hạng từ khoá mục tiêu và giúp có nhiều truy cập hơn từ những từ khoá dài tồn tại trong bài viết.
16. Tối ưu Thẻ tag đúng cách :
  • Sử dụng thẻ tag như một danh mục, tuy nhiên chỉ dùng để nhóm các tiện ích, hoặc thương hiệu, tên riêng,...nếu như không thể gom trong danh mục được.
  • Không dùng thể tag giống từ khoá mục tiêu ( dễ gây nhận nhầm link )
17. Tăng lượt bình luận trên bài viết :
  • Lượt bình luận giúp hệ thống máy học của google nhận diện được nội dung hữu ích với người dùng.
  • Tối thiểu 1 bài nên có 40 bình luận
  • Trong vòng 24h đầu tiên sau khi xuất bản bài viết, số lượng bình luận phải lớn hơn đối thủ.
18. Thiết kế giao diện tương thích nhiều thiết bị :
  • Xu hướng dùng di động ngày càng tăng cao, nên có giao diện tương thích để hữu ích cho người dùng, làm tăng tỉ lệ ở lại trên trang.
  • Nên có thiết kế riêng cho từng nền tảng tích hợp cho nhiều thiết bị.
19. Tuỳ chỉnh ảnh đại diện :
  • Ảnh đại diện của bài viết nếu đẹp và thu hút, tăng tỉ lệ click vào bài viết
  • Tránh ảnh đại diện 1 đằng nội dung 1 nẻo.
20. Tuỳ chỉnh hiển thị nội dung trên mạng xã hội :
  • Khi chia sẻ trên mạng xã hội bạn cần tuỳ chỉnh nó để thu hút người dùng click
21. Tuổi của trang :
  • Trang càng cũ thường có backlink tự nhiên
  • Thay đổi ngày cập nhật cuối cùng trên trang đó
  • Quảng cáo lại nó như thể nó là một trang mới
22. Meta robots :
  • Sử dụng meta robot của từng page ( vào yoast SEO chỉnh )
  • Không index những nội dung mỏng hoặc ko chất lượng
23. Hiển thị nút social :
  • Hiển thị rõ nút like, g+ , đặt ở đầu và cuối, vị trí dễ nhìn nhất
  • Tăng tương tác từ các nút soical hỗ trợ rất tốt cho tính hữu ích của bài viết.
  • Với wordpress chỉ cần cài plugin kiểu như " Tweet, Like, Google +1 and Share " là ok
24. Breadcrumb :
  • Sử dụng breadcrumbs ở đầu trang ngay dưới tiêu đề chính
  • Bắt đầu từ Trang chủ và tiến dần từng bước trang hiện tại.
  • Không liên kết đến trang hiện tại.
25. Thẻ Bôi Đậm Hoặc In nghiêng :
  • Giúp nhấn mạnh những điều người dùng quan tâm.
  • Nhấn mạnh những từ khoá cần SEO
  • Dùng <Strong> </Strong> để bôi đâm thay vì dùng thẻ <b> </b>
26. Thời gian tải trang :
  • Cài hiện dung lượng hình ảnh giúp page load nhanh hơn ( chuyển ảnh qua sever khác )
  • Trong 3s phải truy cập được
  • Mọi người xem trong google analytic nhé ( Hành vi => Tốc Độ Trang web => Thời gian của Trang )
27. Time on page :
  • Hình ảnh cần chất lượng tốt
  • Tốc độ load site tốt
  • Truy cập analytic để xem time on page của từng page.
28. Sử dụng Rich Snippets đánh giá từng trang.
  • Đánh giá giúp bài hiển thị đánh giá hình sao trên google
  • Tăng tỉ lệ click khi hiển thị hình sao trên google
  • Với wordpress, mọi người cài plugin kk Star Ratings là ok ạ
Công cụ kiểm tra seo onpage :

Có khá nhiều công cụ để mọi người kiểm tra, kiểm toán SEO onpage cho website của mọi người, tuy nhiên, với kiến thức hạn hẹp em cứ mạn phép liệt kê những công cụ khá hay khi mà tối ưu có thể mọi người sẽ cần dùng để tối ưu onpage về sau này :

- Công cụ miễn phí :
  • add on SEO quake
  • https://optimize.google.com
  • add on page analytics
- Công cụ mất phí :
  • https://en.onpage.org
  • https://seomator.com
  • https://www.link-assistant.com/website-auditor
Kết Luận :

Bài này em chỉ mang tính chất viết lại như nhật kí cho em và cũng như nhân viên em, nên nếu mà anh em nào mà cảm thấy chưa đủ hay chi tiết cứ comment ở dưới box dưới đây để em bổ sung thêm về những phần onpage khác nhé. Em cám ơn ạ !

Bài đăng phổ biến